Toàn bộ chiến dịch giải cứu nhà báo Luke Somers được lên kế hoạch tỉ mỉ của đội đặc nhiệm chống khủng bố Mỹ phút chốc bị đổ bể bởi một tiếng động lạ phát ra giữa màn đêm.
Nhà báo người Mỹ Luke Somers xuất hiện trong đoạn băng mà chi nhánh của Al Qaeda ở Yemen đăng tải lên mạng hôm 4/12. Ảnh: AP |
Trong đêm tối, các lính biệt kích Mỹ nhẹ nhàng tiếp cận dãy tường bao quanh nơi ẩn nấp của một nhóm khủng bố tại một khu vực hẻo lánh thuộc Yemen nhằm bí mật giải cứu nhà báo người Mỹ bị bắt cóc Luke Somers.
Khi chỉ còn cách mục tiêu chưa đầy 100 mét, trong một tích tắc, bỗng nhiên điều tồi tệ xảy đến. Một âm thanh gì đó, dường như là tiếng chó sủa, vang lên trong đêm tĩnh lặng, khiến quân khủng bố phát giác toàn bộ vụ việc. Ưu thế lớn nhất của đội giải cứu là yếu tố bất ngờ bị thổi tung trong phút chốc. Súng bắt đầu nhả đạn, từ cả hai phía.
Khoảng 30 phút sau khi khói bụi đã tan hết, đội đặc nhiệm gồm khoảng 40 lính tinh nhuệ mang theo Somers và một con tin người Nam Phi khác, với vết thương khá nặng, nhanh chóng lao ra từ căn cứ của quân khủng bố. Đội cứu thương lập tức có mặt nhưng không thể làm gì hơn. Hai con tin đã thiệt mạng sau đó.
Cuộc giải cứu được tiến hành vào nửa đêm ngày 6/12 (giờ địa phương). Các quan chức Nhà Trắng nắm rõ nhiệm vụ lần này rất nguy hiểm nhưng họ không có lựa chọn nào khả thi hơn. Tình báo Mỹ đánh giá các chiến binh thuộc tổ chức khủng bố al-Qaeda ở bán đảo Arab (AQAP), những kẻ đang nắm giữ Somers, nhất định sẽ giết hại anh vào cuối ngày, đúng theo lời hăm dọa chúng đưa ra hồi đầu tuần. "Chúng rất nghiêm túc" Wall Street Journal dẫn lời một quan chức cấp cao nhận xét. "Chúng ắt hẳn sẽ giết anh ấy (Somers)", ông nói thêm.
Thất bại trong nhiệm vụ lần này như một lời cảnh tỉnh đối với lực lượng đặc nhiệm Mỹ, đơn vị phụ trách chính chống lại các nhóm khủng bố, về những giới hạn họ đang gặp phải. Nếu như cuộc đổ bộ tấn công trùm khủng bố Osama bin Laden vào năm 2011 là một thành công vang dội thì nhiều nhiệm vụ khác lại không được trọn vẹn như thế. Hồi đầu năm, cơ quan này cũng thất bại trong cuộc giải cứu các con tin bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) giam giữ. Đồng thời, nhiệm vụ giải cứu Somers diễn ra hồi cuối tháng 11 cũng không đạt được kết quả như mong muốn.
Thất bại vào phút chót
Các quan chức Mỹ cho biết cuộc giải cứu Somers trước đó đã cung cấp đầu mối dẫn các chuyên gia tình báo tới căn cứ ở phía nam Yemen, nơi quân khủng bố đang giam giữ con tin.
Đội tình báo vào cuối ngày 4/12 đã kịp thời cập nhật mọi thông tin với quân đội Mỹ. Đội Phối hợp Tác chiến của Lầu Năm Góc dự định thực thi nhiệm vụ vào đêm ngày hôm sau. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Tổng thống Barack Obama thông qua yêu cầu tiến hành giải cứu vào sáng ngày 5/12, trước khi ông Hagel lên chuyến bay tới thăm Afghanistan. Sau đó, phía Mỹ báo cáo vắn tắt tình hình cho Tổng thống Yemen và được ông cho phép triển khai lực lượng.
Nhằm bảo toàn yếu tố bất ngờ, đội giải cứu đáp xuống khu vực cách mục tiêu khoảng hơn một km và đi bộ xuyên qua các dãy đồi núi, địa hình gồ ghề, hiểm trở. Nửa đêm, khi mặt trăng đã dịu bớt ánh sáng, đội đặc nhiệm bắt đầu hành động. Các binh sĩ thường thực hiện các nhiệm vụ giải cứu khó khăn như thế này vào những ngày không trăng nhưng thời gian cấp bách không cho họ nhiều lựa chọn.
Điệp viên tình báo Mỹ đã giám sát chặt chẽ khu vực trong nhiều ngày, tìm hiểu xem có bao nhiêu tay súng tại căn cứ mục tiêu và lên kế hoạch chi tiết cho cuộc giải cứu.
Đội đặc nhiệm tiếp cận mà không gặp bất cứ vấn đề gì cho đến khi chỉ còn cách đích chừng 100 mét. Họ bị phát hiện.
Quan chức Mỹ không chắc điều gì đã khiến bọn khủng bố phát hiện ra hành động của đội đặc nhiệm nhưng họ tin rằng chúng nghe thấy tiếng động. Không chần chừ, chúng liên tục xả súng.
Quân khủng bố chắc chắn không được chỉ điểm từ trước nhưng có lẽ chúng đã nâng cao cảnh giác và "đề phòng" hơn sau cuộc giải cứu Somers bất thành trước đây, chuyên gia nhận định.
Căn cứ mà quân khủng bố ẩn náu được chia làm 4 khu vực nhỏ. Quân đội Mỹ chỉ biết rằng các con tin bị giam trong một trong số những địa điểm này. Washington nắm chắc trong số các con tin, một người là Somers nhưng họ không hề biết những con tin khác là ai cho đến khi nhiệm vụ kết thúc. Người này sau đó được xác định là Pierre Korkie, một giáo viên từ Nam Phi.
Sau loạt xả súng tại lối vào khu nhà, một trong số các tay súng AQAP lao vào trong, đến nơi giam giữ con tin. Binh lính Mỹ không rõ điều gì xảy ra ngay lúc đó nhưng họ suy đoán rằng hai con tin đã bị bắn. Khả năng họ bị dính đạn lạc đã được loại bỏ bởi giữa nơi lính biệt kích đứng và nơi giam giữ con tin còn có một bức tường cao ngăn cách.
Khi đội đặc nhiệm và đội y tế tiếp cận, hai con tin vẫn còn sống. Nhân viên y tế ngay lập tức giúp họ cầm máu. Chưa đầy 30 phút sau khi cuộc đấu súng nổ ra, hai người bị thương được đưa ra khỏi khu nhà và chuyển thẳng lên phi cơ V-22 Osprey đậu gần đó. Đội cứu thương với thiết bị hiện đại đang chờ sẵn. Tuy nhiên, một người đã chết khi còn đang trên máy bay, người còn lại chết trên bàn phẫu thuật tại tàu USS Makin Island, một tàu đổ bộ tấn công được bố trí sẵn ngoài khơi Yemen.
Quân đội Mỹ cho biết có khoảng 6 thành viên của AQAP bị tiêu diệt trong cuộc đụng độ. Giới chức Mỹ nghi ngờ có cả dân thường sống trong khu căn cứ nhưng các lính biệt kích báo cáo không gặp trường hợp nào như vậy trong suốt nhiệm vụ.
Căn cứ của quân khủng bố Al Qaeda Bán đảo Arab ở Yemen (màu đỏ), nơi nhà báo người Mỹ Somers và giáo viên người Nam Phi Korkie bị giam giữ. Ảnh: Wall Street Journal
Vũ Hoàng (theo Wall Street Journal) / vnexpress.net
Khi chỉ còn cách mục tiêu chưa đầy 100 mét, trong một tích tắc, bỗng nhiên điều tồi tệ xảy đến. Một âm thanh gì đó, dường như là tiếng chó sủa, vang lên trong đêm tĩnh lặng, khiến quân khủng bố phát giác toàn bộ vụ việc. Ưu thế lớn nhất của đội giải cứu là yếu tố bất ngờ bị thổi tung trong phút chốc. Súng bắt đầu nhả đạn, từ cả hai phía.
Khoảng 30 phút sau khi khói bụi đã tan hết, đội đặc nhiệm gồm khoảng 40 lính tinh nhuệ mang theo Somers và một con tin người Nam Phi khác, với vết thương khá nặng, nhanh chóng lao ra từ căn cứ của quân khủng bố. Đội cứu thương lập tức có mặt nhưng không thể làm gì hơn. Hai con tin đã thiệt mạng sau đó.
Cuộc giải cứu được tiến hành vào nửa đêm ngày 6/12 (giờ địa phương). Các quan chức Nhà Trắng nắm rõ nhiệm vụ lần này rất nguy hiểm nhưng họ không có lựa chọn nào khả thi hơn. Tình báo Mỹ đánh giá các chiến binh thuộc tổ chức khủng bố al-Qaeda ở bán đảo Arab (AQAP), những kẻ đang nắm giữ Somers, nhất định sẽ giết hại anh vào cuối ngày, đúng theo lời hăm dọa chúng đưa ra hồi đầu tuần. "Chúng rất nghiêm túc" Wall Street Journal dẫn lời một quan chức cấp cao nhận xét. "Chúng ắt hẳn sẽ giết anh ấy (Somers)", ông nói thêm.
Thất bại trong nhiệm vụ lần này như một lời cảnh tỉnh đối với lực lượng đặc nhiệm Mỹ, đơn vị phụ trách chính chống lại các nhóm khủng bố, về những giới hạn họ đang gặp phải. Nếu như cuộc đổ bộ tấn công trùm khủng bố Osama bin Laden vào năm 2011 là một thành công vang dội thì nhiều nhiệm vụ khác lại không được trọn vẹn như thế. Hồi đầu năm, cơ quan này cũng thất bại trong cuộc giải cứu các con tin bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) giam giữ. Đồng thời, nhiệm vụ giải cứu Somers diễn ra hồi cuối tháng 11 cũng không đạt được kết quả như mong muốn.
Thất bại vào phút chót
Các quan chức Mỹ cho biết cuộc giải cứu Somers trước đó đã cung cấp đầu mối dẫn các chuyên gia tình báo tới căn cứ ở phía nam Yemen, nơi quân khủng bố đang giam giữ con tin.
Đội tình báo vào cuối ngày 4/12 đã kịp thời cập nhật mọi thông tin với quân đội Mỹ. Đội Phối hợp Tác chiến của Lầu Năm Góc dự định thực thi nhiệm vụ vào đêm ngày hôm sau. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Tổng thống Barack Obama thông qua yêu cầu tiến hành giải cứu vào sáng ngày 5/12, trước khi ông Hagel lên chuyến bay tới thăm Afghanistan. Sau đó, phía Mỹ báo cáo vắn tắt tình hình cho Tổng thống Yemen và được ông cho phép triển khai lực lượng.
Nhằm bảo toàn yếu tố bất ngờ, đội giải cứu đáp xuống khu vực cách mục tiêu khoảng hơn một km và đi bộ xuyên qua các dãy đồi núi, địa hình gồ ghề, hiểm trở. Nửa đêm, khi mặt trăng đã dịu bớt ánh sáng, đội đặc nhiệm bắt đầu hành động. Các binh sĩ thường thực hiện các nhiệm vụ giải cứu khó khăn như thế này vào những ngày không trăng nhưng thời gian cấp bách không cho họ nhiều lựa chọn.
Điệp viên tình báo Mỹ đã giám sát chặt chẽ khu vực trong nhiều ngày, tìm hiểu xem có bao nhiêu tay súng tại căn cứ mục tiêu và lên kế hoạch chi tiết cho cuộc giải cứu.
Đội đặc nhiệm tiếp cận mà không gặp bất cứ vấn đề gì cho đến khi chỉ còn cách đích chừng 100 mét. Họ bị phát hiện.
Quan chức Mỹ không chắc điều gì đã khiến bọn khủng bố phát hiện ra hành động của đội đặc nhiệm nhưng họ tin rằng chúng nghe thấy tiếng động. Không chần chừ, chúng liên tục xả súng.
Quân khủng bố chắc chắn không được chỉ điểm từ trước nhưng có lẽ chúng đã nâng cao cảnh giác và "đề phòng" hơn sau cuộc giải cứu Somers bất thành trước đây, chuyên gia nhận định.
Căn cứ mà quân khủng bố ẩn náu được chia làm 4 khu vực nhỏ. Quân đội Mỹ chỉ biết rằng các con tin bị giam trong một trong số những địa điểm này. Washington nắm chắc trong số các con tin, một người là Somers nhưng họ không hề biết những con tin khác là ai cho đến khi nhiệm vụ kết thúc. Người này sau đó được xác định là Pierre Korkie, một giáo viên từ Nam Phi.
Sau loạt xả súng tại lối vào khu nhà, một trong số các tay súng AQAP lao vào trong, đến nơi giam giữ con tin. Binh lính Mỹ không rõ điều gì xảy ra ngay lúc đó nhưng họ suy đoán rằng hai con tin đã bị bắn. Khả năng họ bị dính đạn lạc đã được loại bỏ bởi giữa nơi lính biệt kích đứng và nơi giam giữ con tin còn có một bức tường cao ngăn cách.
Khi đội đặc nhiệm và đội y tế tiếp cận, hai con tin vẫn còn sống. Nhân viên y tế ngay lập tức giúp họ cầm máu. Chưa đầy 30 phút sau khi cuộc đấu súng nổ ra, hai người bị thương được đưa ra khỏi khu nhà và chuyển thẳng lên phi cơ V-22 Osprey đậu gần đó. Đội cứu thương với thiết bị hiện đại đang chờ sẵn. Tuy nhiên, một người đã chết khi còn đang trên máy bay, người còn lại chết trên bàn phẫu thuật tại tàu USS Makin Island, một tàu đổ bộ tấn công được bố trí sẵn ngoài khơi Yemen.
Quân đội Mỹ cho biết có khoảng 6 thành viên của AQAP bị tiêu diệt trong cuộc đụng độ. Giới chức Mỹ nghi ngờ có cả dân thường sống trong khu căn cứ nhưng các lính biệt kích báo cáo không gặp trường hợp nào như vậy trong suốt nhiệm vụ.
Căn cứ của quân khủng bố Al Qaeda Bán đảo Arab ở Yemen (màu đỏ), nơi nhà báo người Mỹ Somers và giáo viên người Nam Phi Korkie bị giam giữ. Ảnh: Wall Street Journal
Vũ Hoàng (theo Wall Street Journal) / vnexpress.net
0nhận xét:
Đăng nhận xét