Tại quê nhà của cựu ủy viên thường trực Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang, dưới bóng râm của những cây long não, 5 tấm bia đá tại phần mộ gia tiên dòng họ của ông thu hút nhiều người hiếu kỳ đến tìm hiểu.
Đám đông hiếu kỳ kéo đến tham quan nhà ông Chu Vĩnh Khang tại quê nhà. Ảnh: Ifeng |
Cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942, là người gốc làng Tây Tiền Đầu, Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Sớm ngày 6/12, Tân Hoa Xã thông báo Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đã thảo luận và thông qua báo cáo của Ủy ban Kỷ luật và Kiểm tra Trung ương về vấn đề vi phạm kỷ luật đảng nghiêm trọng của ông Chu Vĩnh Khang. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc cũng đã quyết định chính thức bắt giữ và tiến hành lập án điều tra các hành vi phạm pháp với ông Chu, với các tội danh"tiết lộ bí mật quốc gia; lợi dụng quyền lực để giúp người thân, tình nhân và bạn bè thu những khoản lợi lớn từ hoạt động kinh doanh, gây tổn thất nặng nề đối với các tài sản của nhà nước; có quan hệ tình cảm với nhiều phụ nữ, trao đổi quyền lực lấy tình dục và tiền".
Dân làng cho biết ngay khi bắt đầu có những tin đồn về việc ông Chu bị hạ bệ và tịch thu tài sản, du khách ồ ạt đổ về khu bia mộ của gia tộc Chu Vĩnh Khang ở làng Tây Tiền Đầu.
Đây là một cảnh tượng chưa từng thấy, ngay cả khi ngôi làng này quảng cáo rằng nơi đây có liên quan đến cội nguồn của Nho giáo cổ đại. Một dấu tích lịch sử cho thấy dòng họ Chu, họ phổ biến trong làng, có thể liên quan đến triết gia từ đời nhà Tống có tên là Chu Đôn Di.
Vào một buổi sáng, nhiều xe hơi kéo đến thị trấn. Hầu hết du khách dường như chỉ ở lại đủ lâu để chĩa máy ảnh điện thoại qua hàng rào mắt cáo trên bức tường trắng cao, bao quanh ngôi nhà hiện đại và dường như bị bỏ trống của ông Chu. Họ đi dọc theo con hào cạnh nhà ông và đoán chiều cao của một gốc cây trong vườn. "Chỉ vì tò mò mà thôi", một số người cho biết.
Nhiều người cũng tìm đến rìa làng, về phía cánh đồng củ cải và con sông nơi người dân địa phương cho biết cha ông Chu từng đến bắt lươn. Từ một cây cột bên trên có gắn camera an ninh, họ rẽ vào một con đường gạch rợp bóng cây, đến phần mộ gia tiên nhà ông Chu. Nhiều người trong số họ tiến đến các bia đá và phần mộ một cách lặng lẽ và cẩn thận.
Sau khi chụp ảnh từ một khoảng cách thận trọng, nhiều người tiến lại gần hơn. Họ đọc thầm những cái tên khắc trên đó và kết nối chúng với những tin đồn. Tên của những người sống được sơn đỏ, và những người đã khuất được sơn đen. Tấm bia trở thành một nguồn đáng tin cậy để xác định các nhân vật trong gia đình ông Chu.
Theo bia đá, tên khai sinh của ông Chu Vĩnh Khang là Chu Nguyên Căn. Ông đổi tên khi rời làng khoảng vài thập kỷ trước, nhưng không rõ lý do tại sao, một cư dân có tên Dai Yue'e cho biết. Bà nói rằng bà quen biết gia đình ông Chu từ rất lâu. Trong khi đó theo tờ Caixin, năm 1956 khi Chu Nguyên Căn thi đỗ vào một trường trung học có tiếng ở huyện, cô giáo chủ nhiệm lớp đã đổi tên cho trùm an ninh tương lai của Trung Quốc thành Chu Vĩnh Khang, do trùng tên với một học sinh khác trong lớp.
Với nét chữ màu vàng, tấm bia đứng ở trung tâm được dựng vào năm 2011 khắc tên cha mẹ quá cố của ông Chu. Nó cũng chỉ ra rằng ông có hai em trai, trong đó có một người mới mất hồi tháng hai, Chu Nguyên Hưng. Tấm bia chưa được sửa để thể hiện ông này đã qua đời, tuy nhiên, có một vòng hoa trắng giả được đặt ở gần đó.
Tạp chí Caixin của Trung Quốc hồi tháng 3 cũng đưa tin về một đám tang ở làng Tây Tiền Đầu, tiết lộ rằng người quá cố "ở lại để làm nông" ngay cả khi các thành viên khác trong gia đình từ bỏ cuộc sống nông thôn, trong đó có anh trai ông, Chu Vĩnh Khang, sau trở thành một chính trị gia cấp cao.
Tảng đá trung tâm xác nhận tên người vợ hiện tại của ông Chu là Giả Hiểu Diệp, cựu biên tập viên truyền hình. Bia đá cũ hơn, có rêu bao phủ và hơi nghiêng, kể tên người vợ đầu tiên của ông Chu là Vương Thục Hoa, bà đã qua đời trong một tai nạn xe hơi. Chữ viết tên bà Vương được sơn đen, thể hiện sự ra đi của bà.
Bia đá cũng kể tên con trai ông, Chu Bân, một doanh nhân du học ở Texas đã thâm nhập vào lĩnh vực dầu mỏ của Trung Quốc. Ba người đàn ông khác cũng được liệt kê trong thế hệ này.
Bia đá ở phần mộ gia tiên gia đình ông Chu Vĩnh Khang. Ảnh: James T. Areddy/ WSJ
Một số người dân cho biết ông Chu mùa xuân năm ngoái về thăm quê trong khoảng một giờ. Họ nói rằng, cho đến khi ông đi, chỉ ít người làng biết về chuyến trở về này, do thời gian về thăm ngắn gọn và được bảo mật nghiêm ngặt.
Hào hứng trước sự quan tâm của nhiều người, bà Dai cho biết nhà ông Chu luôn được coi là một trong những gia tộc hàng đầu của làng. Họ cũng là những người thân thiện và chăm chỉ làm nông. Khi nói về ông Chu Vĩnh Khang, bà Dai nói rằng từ lâu ông đã không còn được coi là một dân làng mà là một "người anh cả thuộc về đất nước".
Đám đông hiếu kỳ đổ về tham quan biệt thự và bia đá ở phần mộ gia đình ông Chu làm một số dân làng ngạc nhiên. Khi một chiếc xe nữa lại xuất hiện, người phụ nữ họ Wang sống gần với các ngôi mộ ngay lập tức ngừng cho đàn gà ăn và chỉ đường cho ba người khác, nhưng nói thêm rằng "chẳng có gì thú vị để xem cả".
Phương Vũ (Theo WSJ) / vnexpress.net
Dân làng cho biết ngay khi bắt đầu có những tin đồn về việc ông Chu bị hạ bệ và tịch thu tài sản, du khách ồ ạt đổ về khu bia mộ của gia tộc Chu Vĩnh Khang ở làng Tây Tiền Đầu.
Đây là một cảnh tượng chưa từng thấy, ngay cả khi ngôi làng này quảng cáo rằng nơi đây có liên quan đến cội nguồn của Nho giáo cổ đại. Một dấu tích lịch sử cho thấy dòng họ Chu, họ phổ biến trong làng, có thể liên quan đến triết gia từ đời nhà Tống có tên là Chu Đôn Di.
Vào một buổi sáng, nhiều xe hơi kéo đến thị trấn. Hầu hết du khách dường như chỉ ở lại đủ lâu để chĩa máy ảnh điện thoại qua hàng rào mắt cáo trên bức tường trắng cao, bao quanh ngôi nhà hiện đại và dường như bị bỏ trống của ông Chu. Họ đi dọc theo con hào cạnh nhà ông và đoán chiều cao của một gốc cây trong vườn. "Chỉ vì tò mò mà thôi", một số người cho biết.
Nhiều người cũng tìm đến rìa làng, về phía cánh đồng củ cải và con sông nơi người dân địa phương cho biết cha ông Chu từng đến bắt lươn. Từ một cây cột bên trên có gắn camera an ninh, họ rẽ vào một con đường gạch rợp bóng cây, đến phần mộ gia tiên nhà ông Chu. Nhiều người trong số họ tiến đến các bia đá và phần mộ một cách lặng lẽ và cẩn thận.
Sau khi chụp ảnh từ một khoảng cách thận trọng, nhiều người tiến lại gần hơn. Họ đọc thầm những cái tên khắc trên đó và kết nối chúng với những tin đồn. Tên của những người sống được sơn đỏ, và những người đã khuất được sơn đen. Tấm bia trở thành một nguồn đáng tin cậy để xác định các nhân vật trong gia đình ông Chu.
Theo bia đá, tên khai sinh của ông Chu Vĩnh Khang là Chu Nguyên Căn. Ông đổi tên khi rời làng khoảng vài thập kỷ trước, nhưng không rõ lý do tại sao, một cư dân có tên Dai Yue'e cho biết. Bà nói rằng bà quen biết gia đình ông Chu từ rất lâu. Trong khi đó theo tờ Caixin, năm 1956 khi Chu Nguyên Căn thi đỗ vào một trường trung học có tiếng ở huyện, cô giáo chủ nhiệm lớp đã đổi tên cho trùm an ninh tương lai của Trung Quốc thành Chu Vĩnh Khang, do trùng tên với một học sinh khác trong lớp.
Với nét chữ màu vàng, tấm bia đứng ở trung tâm được dựng vào năm 2011 khắc tên cha mẹ quá cố của ông Chu. Nó cũng chỉ ra rằng ông có hai em trai, trong đó có một người mới mất hồi tháng hai, Chu Nguyên Hưng. Tấm bia chưa được sửa để thể hiện ông này đã qua đời, tuy nhiên, có một vòng hoa trắng giả được đặt ở gần đó.
Tạp chí Caixin của Trung Quốc hồi tháng 3 cũng đưa tin về một đám tang ở làng Tây Tiền Đầu, tiết lộ rằng người quá cố "ở lại để làm nông" ngay cả khi các thành viên khác trong gia đình từ bỏ cuộc sống nông thôn, trong đó có anh trai ông, Chu Vĩnh Khang, sau trở thành một chính trị gia cấp cao.
Tảng đá trung tâm xác nhận tên người vợ hiện tại của ông Chu là Giả Hiểu Diệp, cựu biên tập viên truyền hình. Bia đá cũ hơn, có rêu bao phủ và hơi nghiêng, kể tên người vợ đầu tiên của ông Chu là Vương Thục Hoa, bà đã qua đời trong một tai nạn xe hơi. Chữ viết tên bà Vương được sơn đen, thể hiện sự ra đi của bà.
Bia đá cũng kể tên con trai ông, Chu Bân, một doanh nhân du học ở Texas đã thâm nhập vào lĩnh vực dầu mỏ của Trung Quốc. Ba người đàn ông khác cũng được liệt kê trong thế hệ này.
Bia đá ở phần mộ gia tiên gia đình ông Chu Vĩnh Khang. Ảnh: James T. Areddy/ WSJ
Một số người dân cho biết ông Chu mùa xuân năm ngoái về thăm quê trong khoảng một giờ. Họ nói rằng, cho đến khi ông đi, chỉ ít người làng biết về chuyến trở về này, do thời gian về thăm ngắn gọn và được bảo mật nghiêm ngặt.
Hào hứng trước sự quan tâm của nhiều người, bà Dai cho biết nhà ông Chu luôn được coi là một trong những gia tộc hàng đầu của làng. Họ cũng là những người thân thiện và chăm chỉ làm nông. Khi nói về ông Chu Vĩnh Khang, bà Dai nói rằng từ lâu ông đã không còn được coi là một dân làng mà là một "người anh cả thuộc về đất nước".
Đám đông hiếu kỳ đổ về tham quan biệt thự và bia đá ở phần mộ gia đình ông Chu làm một số dân làng ngạc nhiên. Khi một chiếc xe nữa lại xuất hiện, người phụ nữ họ Wang sống gần với các ngôi mộ ngay lập tức ngừng cho đàn gà ăn và chỉ đường cho ba người khác, nhưng nói thêm rằng "chẳng có gì thú vị để xem cả".
Phương Vũ (Theo WSJ) / vnexpress.net
0nhận xét:
Đăng nhận xét