Hôm qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức chiêu đãi năm mới, Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc có bài phát biểu "tống cựu nghênh tân".
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. |
Đa Chiều ngày 11/12 đưa tin, thời điểm năm 2014 sắp kết thúc và bước sang năm mới 2015, hôm qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức chiêu đãi năm mới, Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc có bài phát biểu "tống cựu nghênh tân" trong đó nêu bật quan điểm, chiến lược của mình về ngoại giao Trung Quốc năm tới.
Khoét sâu lịch sử chiến tranh, tiếp tục đả kích Nhật Bản
Vương Nghị nói rằng năm 2015 đối với "thế giới và Trung Quốc" là một năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi kỉ niệm 70 năm ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít, đồng thời xây dựng nghị trình phát triển hậu 2015. Riêng Trung Quốc sẽ "long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nhật Bản" và đồng thời thúc đẩy cải cách, tiến hành pháp trị toàn diện.
Theo ông Nghị, hòa bình và phát triển đã trở thành 2 vấn đề lớn của thế giới hôm nay, đồng thời cũng là 2 nhiệm vụ lớn của ngoại giao Trung Quốc. Bắc Kinh theo ông Nghị sẽ tiếp tục kiên định "bảo vệ hòa bình và phát triển của thế giới", cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ chính nghĩa và "trật tự sau chiến tranh", phản đối bất cứ phát ngôn hay hành động nào (mà Trung Quốc cho là) lật lại lịch sử.
Bắc Kinh sẽ thúc đẩy tiến trình phát triển mới sau năm 2015 phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, "đặc biệt chiếu cố đến đại bộ phận các quốc gia đang phát triển", có cống hiến mới cho sự phát triển và tiến bộ của toàn thể nhân loại.
Trong bài phát biểu tiễn năm cũ đón năm mới, Vương Nghị công khai chỉ trích chính sách của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là "dẫn dắt Nhật Bản vào con đường hữu khuynh". Vương Nghị nhắc lại hai sự kiện, ngày 26/12 năm ngoái tròn 1 năm ông Shinzo Abe lên cầm quyền, Thủ tướng Nhật Bản đã viếng đền Yasukuni mà Bắc Kinh coi đó là biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Vẻ mặt, thái độ của ông Tập Cận Bình khi tiếp Thủ tướng Shinzo Abe sang Bắc Kinh dự hội nghị APEC nói lên nhiều điều.
Sang năm 2014 Vương Nghị nói Shinzo Abe vẫn không ngừng "bước tiến hữu khuynh", thậm chí còn tăng tốc với quyết định cải cách Hiến pháp Nhật Bản hôm 1/7 cho phép Nhật Bản có quyền sử dụng vũ lực bảo vệ đồng minh. Vương Nghị gọi đây là quyền tiên phát chế nhân, làm thay đổi căn bản chính sách phòng thủ của Nhật Bản, đi ngược lại chủ nghĩa hòa bình sau chiến tranh (còn Trung Quốc không ngừng bành trướng sức mạnh quân sự thì không ai được nói gì vì Bắc Kinh coi đó là quyền của họ? - PV)
Ông Nghị cho rằng ngoài Hoa Kỳ, Úc và Philippines hoan nghênh động thái này của Nhật Bản thì "đa số quốc gia bày tỏ lo ngại", nhưng ông không nêu được ví dụ cụ thể nào, ngoài Trung Quốc và Hàn Quốc vốn có mâu thuẫn về lịch sử và lãnh thổ với Nhật Bản từ trước. Đa Chiều bình luận, thông điệp năm của Vương Nghị rõ ràng "đả kích chính diện" Nhật Bản.
Ép Mỹ phải công nhận nhận vai trò nước lớn "bằng vai phải lứa" của Trung Quốc
Diễn văn của Vương Nghị còn cho biết, trong năm 2015 Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi xây dựng mô hình mới quan hệ nước lớn "cùng thắng", đặc biệt là với Mỹ. Cái gọi là "mô hình mới quan hệ nước lớn" do Trung Quốc đưa ra, nhưng Mỹ chưa từng thừa nhận. Bắc Kinh cho rằng đây là môt hình, phương thức mới để xử lý các vấn đề mâu thuẫn phát sinh giữa "cường quốc đang trỗi dậy và nước lớn đã hình thành lâu đời".
Mặc dù Bắc Kinh ra sức giải thích rằng, "mô hình mới quan hệ nước lớn" là "không xung đột, không đối đầu, tôn trọng nhau, hợp tác cùng thắng" nhưng theo ông Nghị thì Washington chưa bao giờ đếm xỉa đến nó. Khái niệm này "rất hiếm khi thốt ra từ miệng lãnh đạo cấp cao của Mỹ, từ Obama trở đi". Cho đến nay chưa bao giờ Mỹ công khai thừa nhận và cam kết cùng Trung Quốc nỗ lực thực hiện điều này mà hay dùng các thuật ngữ ngoại giao khác mỗi khi phải nhắc đến nó.
Tháng trước Tổng thống Mỹ Obama sang Bắc Kinh dự hội nghị thượng đỉnh APEC tuyệt đối không nhắc gì đến cái gọi là "mô hình mới quan hệ nước lớn". Đa Chiều bình luận, người Mỹ thừa hiểu rằng Bắc Kinh đưa ra khái niệm này chỉ nhằm buộc Mỹ phải công nhận địa vị nước lớn của Trung Quốc, thậm chí ở mức độ nào đấy Bắc Kinh đang muốn ngồi ngang hàng với Washington. Một khi thừa nhận khái niệm Trung Quốc đưa ra sẽ đồng nghĩa với việc Mỹ "giáng cấp" quan hệ với các nước khác.
Dù Bắc Kinh có gợi ý thế nào, chưa bao giờ Washington mở lời công nhận cái gọi là mô hình mới quan hệ nước lớn.
Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhận điều này, chính quyền Obama nhiều lần nhấn mạnh Washington quyết không đứng thứ 2, cho dù 100 năm nữa người Mỹ vẫn phải là lãnh đạo của thế giới. Theo như quan điểm của Đa Chiều, Mỹ quen làm "cảnh sát quốc tế" rồi, thường xuyên chỉ trích các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, một khi thừa nhận "mô hình mới quan hệ nước lớn" thì từ đó về sau Washington sẽ phải "im". Nhưng điều này Mỹ không làm được.
Củng cố khối BRICS, bảo vệ quan hệ Trung - Nga
Phát biểu của Vương Nghị còn khẳng định sẽ duy trì quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Nga ở cấp độ cao để xây dựng hòa bình, tăng trưởng, cải cách, văn minh. Đồng thời trong năm 2015 Bắc Kinh tiếp tục tăng cường quan hệ với Ấn Độ, Brazil, Nam Phi là 3 nước còn lại của khối công nghiệp mới nổi BRICS.
Đối với các nước láng giềng, ông Nghị nói rằng Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh cái gọi là "thân, thành, huệ, dung" và xây dựng "cộng đồng cùng chung vận mệnh với các nước láng giềng có chung lợi ích". 4 khái niệm mới "thân, thành, huệ, dung" mà Vương Nghị nhắc đến được cho là "tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình" với láng giềng được mô tả bởi các mỹ từ: "thân thiết, chân thành", nhưng cũng hàm chứa thái độ kẻ cả, bề trên với tư tưởng "ưu đãi, bao dung".
Ưu đãi thông thường chỉ kẻ có tiền có quyền có thế lực dành (ban phát kèm điều kiện) cho đối tượng họ cho là nhỏ hơn mình. Câu chuyện đồng tiền Trung Quốc và quan điểm Campuchia trong vấn đề Biển Đông là minh chứng rõ nét. Bao dung thì càng chỉ phù hợp trong quan hệ trên với dưới, lớn với nhỏ. Tư tưởng ngoại giao ấy là tư tưởng kẻ cả, trịch thượng, nói như dân gian là muốn làm trùm thiên hạ - PV.
Cụ thể theo Vương Nghị trong năm 2015 Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh chiến lược xây dựng Con đường tơ lụa mới, ngân hàng đầu tư châu Á được ông Tập Cận Bình đưa ra mới đây, thúc đẩy tiến trình đàm phán khu tự do mậu dịch.
HỒNG THỦY / giaoduc.net.vn
Khoét sâu lịch sử chiến tranh, tiếp tục đả kích Nhật Bản
Vương Nghị nói rằng năm 2015 đối với "thế giới và Trung Quốc" là một năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi kỉ niệm 70 năm ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít, đồng thời xây dựng nghị trình phát triển hậu 2015. Riêng Trung Quốc sẽ "long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nhật Bản" và đồng thời thúc đẩy cải cách, tiến hành pháp trị toàn diện.
Theo ông Nghị, hòa bình và phát triển đã trở thành 2 vấn đề lớn của thế giới hôm nay, đồng thời cũng là 2 nhiệm vụ lớn của ngoại giao Trung Quốc. Bắc Kinh theo ông Nghị sẽ tiếp tục kiên định "bảo vệ hòa bình và phát triển của thế giới", cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ chính nghĩa và "trật tự sau chiến tranh", phản đối bất cứ phát ngôn hay hành động nào (mà Trung Quốc cho là) lật lại lịch sử.
Bắc Kinh sẽ thúc đẩy tiến trình phát triển mới sau năm 2015 phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, "đặc biệt chiếu cố đến đại bộ phận các quốc gia đang phát triển", có cống hiến mới cho sự phát triển và tiến bộ của toàn thể nhân loại.
Trong bài phát biểu tiễn năm cũ đón năm mới, Vương Nghị công khai chỉ trích chính sách của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là "dẫn dắt Nhật Bản vào con đường hữu khuynh". Vương Nghị nhắc lại hai sự kiện, ngày 26/12 năm ngoái tròn 1 năm ông Shinzo Abe lên cầm quyền, Thủ tướng Nhật Bản đã viếng đền Yasukuni mà Bắc Kinh coi đó là biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Vẻ mặt, thái độ của ông Tập Cận Bình khi tiếp Thủ tướng Shinzo Abe sang Bắc Kinh dự hội nghị APEC nói lên nhiều điều.
Sang năm 2014 Vương Nghị nói Shinzo Abe vẫn không ngừng "bước tiến hữu khuynh", thậm chí còn tăng tốc với quyết định cải cách Hiến pháp Nhật Bản hôm 1/7 cho phép Nhật Bản có quyền sử dụng vũ lực bảo vệ đồng minh. Vương Nghị gọi đây là quyền tiên phát chế nhân, làm thay đổi căn bản chính sách phòng thủ của Nhật Bản, đi ngược lại chủ nghĩa hòa bình sau chiến tranh (còn Trung Quốc không ngừng bành trướng sức mạnh quân sự thì không ai được nói gì vì Bắc Kinh coi đó là quyền của họ? - PV)
Ông Nghị cho rằng ngoài Hoa Kỳ, Úc và Philippines hoan nghênh động thái này của Nhật Bản thì "đa số quốc gia bày tỏ lo ngại", nhưng ông không nêu được ví dụ cụ thể nào, ngoài Trung Quốc và Hàn Quốc vốn có mâu thuẫn về lịch sử và lãnh thổ với Nhật Bản từ trước. Đa Chiều bình luận, thông điệp năm của Vương Nghị rõ ràng "đả kích chính diện" Nhật Bản.
Ép Mỹ phải công nhận nhận vai trò nước lớn "bằng vai phải lứa" của Trung Quốc
Diễn văn của Vương Nghị còn cho biết, trong năm 2015 Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi xây dựng mô hình mới quan hệ nước lớn "cùng thắng", đặc biệt là với Mỹ. Cái gọi là "mô hình mới quan hệ nước lớn" do Trung Quốc đưa ra, nhưng Mỹ chưa từng thừa nhận. Bắc Kinh cho rằng đây là môt hình, phương thức mới để xử lý các vấn đề mâu thuẫn phát sinh giữa "cường quốc đang trỗi dậy và nước lớn đã hình thành lâu đời".
Mặc dù Bắc Kinh ra sức giải thích rằng, "mô hình mới quan hệ nước lớn" là "không xung đột, không đối đầu, tôn trọng nhau, hợp tác cùng thắng" nhưng theo ông Nghị thì Washington chưa bao giờ đếm xỉa đến nó. Khái niệm này "rất hiếm khi thốt ra từ miệng lãnh đạo cấp cao của Mỹ, từ Obama trở đi". Cho đến nay chưa bao giờ Mỹ công khai thừa nhận và cam kết cùng Trung Quốc nỗ lực thực hiện điều này mà hay dùng các thuật ngữ ngoại giao khác mỗi khi phải nhắc đến nó.
Tháng trước Tổng thống Mỹ Obama sang Bắc Kinh dự hội nghị thượng đỉnh APEC tuyệt đối không nhắc gì đến cái gọi là "mô hình mới quan hệ nước lớn". Đa Chiều bình luận, người Mỹ thừa hiểu rằng Bắc Kinh đưa ra khái niệm này chỉ nhằm buộc Mỹ phải công nhận địa vị nước lớn của Trung Quốc, thậm chí ở mức độ nào đấy Bắc Kinh đang muốn ngồi ngang hàng với Washington. Một khi thừa nhận khái niệm Trung Quốc đưa ra sẽ đồng nghĩa với việc Mỹ "giáng cấp" quan hệ với các nước khác.
Dù Bắc Kinh có gợi ý thế nào, chưa bao giờ Washington mở lời công nhận cái gọi là mô hình mới quan hệ nước lớn.
Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhận điều này, chính quyền Obama nhiều lần nhấn mạnh Washington quyết không đứng thứ 2, cho dù 100 năm nữa người Mỹ vẫn phải là lãnh đạo của thế giới. Theo như quan điểm của Đa Chiều, Mỹ quen làm "cảnh sát quốc tế" rồi, thường xuyên chỉ trích các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, một khi thừa nhận "mô hình mới quan hệ nước lớn" thì từ đó về sau Washington sẽ phải "im". Nhưng điều này Mỹ không làm được.
Củng cố khối BRICS, bảo vệ quan hệ Trung - Nga
Phát biểu của Vương Nghị còn khẳng định sẽ duy trì quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Nga ở cấp độ cao để xây dựng hòa bình, tăng trưởng, cải cách, văn minh. Đồng thời trong năm 2015 Bắc Kinh tiếp tục tăng cường quan hệ với Ấn Độ, Brazil, Nam Phi là 3 nước còn lại của khối công nghiệp mới nổi BRICS.
Đối với các nước láng giềng, ông Nghị nói rằng Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh cái gọi là "thân, thành, huệ, dung" và xây dựng "cộng đồng cùng chung vận mệnh với các nước láng giềng có chung lợi ích". 4 khái niệm mới "thân, thành, huệ, dung" mà Vương Nghị nhắc đến được cho là "tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình" với láng giềng được mô tả bởi các mỹ từ: "thân thiết, chân thành", nhưng cũng hàm chứa thái độ kẻ cả, bề trên với tư tưởng "ưu đãi, bao dung".
Ưu đãi thông thường chỉ kẻ có tiền có quyền có thế lực dành (ban phát kèm điều kiện) cho đối tượng họ cho là nhỏ hơn mình. Câu chuyện đồng tiền Trung Quốc và quan điểm Campuchia trong vấn đề Biển Đông là minh chứng rõ nét. Bao dung thì càng chỉ phù hợp trong quan hệ trên với dưới, lớn với nhỏ. Tư tưởng ngoại giao ấy là tư tưởng kẻ cả, trịch thượng, nói như dân gian là muốn làm trùm thiên hạ - PV.
Cụ thể theo Vương Nghị trong năm 2015 Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh chiến lược xây dựng Con đường tơ lụa mới, ngân hàng đầu tư châu Á được ông Tập Cận Bình đưa ra mới đây, thúc đẩy tiến trình đàm phán khu tự do mậu dịch.
HỒNG THỦY / giaoduc.net.vn
0nhận xét:
Đăng nhận xét