Chủ tịch Tập Cận Bình đang nỗ lực cấu trúc ban lãnh đạo không tham nhũng.
Ngày 6/12, báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa tin Chu Vĩnh Khang bị khai trừ khỏi đảng và truy tố với nhiều tội danh, Tân Hoa xã đã liệt kê những lĩnh vực trong đó hai tội danh chủ yếu mà Chu đã vi phạm là nhận hối lộ và làm lộ bí mật quốc gia.
Cựu Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang (Ảnh: Getty) |
Xã hội Trung Quốc giống như đang trong một “giấc mơ”-ông Chu Vĩnh Khang bị điều tra bởi tham nhũng.
Thời khắc của gần nửa năm về trước, chiều 29/7, Tân Hoa xã đưa tin, Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc quyết định tiến hành điều tra đối với nguyên Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang bởi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Kể từ vụ Thiên An Môn, sau 25 năm, một cán bộ cao cấp của Trung Quốc, hơn thế nữa đã về hưu bị điều tra trở thành sự kiện rất lớn. Qua vụ Chu Vĩnh Khang thấy Trung Quốc đang tập trung đấu tranh mạnh mẽ chống tham nhũng với mục đích xây dựng một đất nước trong sạch hơn.
Tập trung cải cách
Trên thực tế, trước 1989, việc bắt hoặc bãi miễn chức vụ những nhân vật là Ủy viên thường vụ Trung ương đã có nhiều. Sau cuộc Đại cách mạng văn hóa năm 1976, Ủy viên thường vụ trong nhóm “bè lũ bốn tên” bao gồm Giang Thanh - vợ của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng đã bị bắt. Sau đó một số Ủy viên thường vụ khác cũng không thoát khỏi vòng vây của luật pháp.
Từ đầu năm 2014 đến trước thời điểm Trung Quốc công bố khai trừ khỏi đảng, điều tra Chu Vĩnh Khang với nhiều tội danh, dư luận Trung Quốc rộ lên sự nghi ngờ rằng liệu ông Chu có bị điều tra, bao giờ thông tin này sẽ được công bố. Một bộ phận dân Trung Quốc đã tin rằng nếu ông Chu “hạ cánh an toàn” thì Chủ tịch Tập Cận Bình “đã không đấu lại được lại với “con Hổ Chu”. Sở dĩ có góc nhìn đó bởi gần đây với việc Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sẽ quyết tâm chiến đấu với tham nhũng khiến trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc có những xáo trộn.
Theo Nhà báo Trung Quốc Trần Tín, việc điều tra Chu Vĩnh Khang thể hiện nhiều mục đích, trong đó có mục đích mong muốn tăng cường cải cách. Chủ tịch Tập thông qua việc thành lập các Tiểu Ủy ban và kiêm nhiệm Chủ tịch một số Ủy ban, tập trung vào lĩnh vực Đảng, hành chính, quân đội, kinh tế và an ninh thể hiện quyết tâm cao độ trong vấn đề này.
Trong Kế hoạch cải cách toàn diện được thông qua tại Hội nghị lần 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa 18 cũng đã ghi rõ: Mục tiêu 100 năm lần 2 sẽ không thực hiện được nếu không thực sự tiến hành cải cách. Tuy nhiên, việc cải cách không phải là chuyện dễ dàng, bởi nhiều năm nay kế hoạch cải cách bị kéo dài bởi nạn tham nhũng. Do vậy muốn tập trung cải cách phải tích cực loại bỏ tham nhũng.
Thiết lập ban lãnh đạo không tham nhũng
Trên thực tế, việc điều tra Chu Vĩnh Khang lúc đầu dự định sẽ được công bố tại Hội nghị Trung ương 4 Đảng cộng sản Trung Quốc khóa 18 họp vào tháng 10, nhưng Trung Quốc đã công bố quyết định sớm vào 29/7 và đến 6/12 Ủy ban kỷ luật Trung Quốc ra quyết định khai trừ khỏi đảng, cáo buộc và điều tra đối với nhiều tội danh. Điều này vượt quá mức dự tưởng của nhiều người.
Dư luận dân chúng Trung Quốc hoan nghênh sự quyết đoán của ông Tập Cận Bình.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương 4 khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ảnh News.cn)
Một câu hỏi lớn nữa được đặt ra không những trong dư luận Trung Quốc mà cả dư luận quốc tế đó là sau ông Chu liệu có nhân vật nào bị điều tra nữa không? Đây không chỉ là sự quan tâm thông thường mà là cả “giấc mơ” của người dân về sự công bằng của cán cân công lý đối với những hành vi tham nhũng làm nghèo đất nước.
Theo hãng tin Nhật Bản thì mục đích của vụ án Chu Vĩnh Khang không đơn thuần chỉ phá vỡ “luật bất thành văn” là “không xử phạt Ủy viên thường vụ Bộ chính trị” mà còn tạo ra uy lực trong việc xử lý những vụ án lớn đặc biệt là những vụ án liên quan tới tham nhũng. Nói cách khác Chủ tịch Tập đang nỗ lực cấu trúc ban lãnh đạo không tham nhũng.
Nhưng dư luận cũng lo ngại rằng với sự mạnh tay của Chủ tịch Tập có thể sẽ phá vỡ sự cân bằng của chính trị-xã hội.
Thể chế chống tham nhũng mới
So sánh với vụ án Bạc Hy Lai cũng có điểm khác nhau. Vụ án xử lý Chu sẽ chuyển sang xử lý tại Tòa án. Trong Đảng cộng sản Trung Quốc có câu: Chức vụ cao, công lao lớn như thế nào, nếu vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật cũng sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.
Vấn đề là ở chỗ với chủ đề “Trị quốc dựa trên luật pháp”, Hội nghị trung ương 4 vừa qua sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với việc chống tham nhũng, làm thay đổi ra sao hiện trạng tham nhũng của Trung Quốc?.
Công tác phòng chống tham nhũng Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay có hai đặc thù. Thứ nhất là trong vụ án Chu Vĩnh Khang có nhiều quan chức cao cấp có quan hệ mật thiết với Chu Vĩnh Khang, thứ hai, nhiều quan chức cao cấp liên quan tới vụ án đã bị xử lý, song cũng không dám chắc ngăn chặn được sự bùng phát của tham nhũng. Mặt khác nếu chỉ dùng kỷ luật Đảng là vũ khí để chống tham nhũng thì chưa chắc đã mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, trong vụ án này việc xử lý những cán bộ liên quan đã đi được một bước dài, tuy gặp nhiều phản ứng khác nhau. Xã hội Trung Quốc có nhiều bàn luận. Đối với những người phản đối cách làm quá mạnh tay thì tỏ ra lo ngại việc điều tra ông Chu có liên quan tới mục đích chính trị, sẽ tạo ra một cuộc đấu tranh quyền lực. Những người có ý kiến khách quan hơn thì nhận định rằng nếu nhìn từ góc độ tham nhũng có chiều hướng gia tăng thì việc tăng cường biện pháp và hành động chống tham nhũng là cần thiết.
Vụ Chu Vĩnh Khang phản ánh rõ điều này bằng việc sau khi một số quan chức bị xử lý do tham nhũng, công tác phòng chống tham nhũng thực sự chuyển sang một giai đoạn mới tích cực hơn và người ta nghĩ tới sẽ cơ cấu một chế độ mới sau phòng chống tham nhũng. Để giải quyết tận gốc vấn đề thì đồng thời vừa phải thực hiện cùng lúc biện pháp và chế độ liên quan tới phòng chống tham nhũng.
Thời khắc của gần nửa năm về trước, chiều 29/7, Tân Hoa xã đưa tin, Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc quyết định tiến hành điều tra đối với nguyên Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang bởi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Kể từ vụ Thiên An Môn, sau 25 năm, một cán bộ cao cấp của Trung Quốc, hơn thế nữa đã về hưu bị điều tra trở thành sự kiện rất lớn. Qua vụ Chu Vĩnh Khang thấy Trung Quốc đang tập trung đấu tranh mạnh mẽ chống tham nhũng với mục đích xây dựng một đất nước trong sạch hơn.
Tập trung cải cách
Trên thực tế, trước 1989, việc bắt hoặc bãi miễn chức vụ những nhân vật là Ủy viên thường vụ Trung ương đã có nhiều. Sau cuộc Đại cách mạng văn hóa năm 1976, Ủy viên thường vụ trong nhóm “bè lũ bốn tên” bao gồm Giang Thanh - vợ của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng đã bị bắt. Sau đó một số Ủy viên thường vụ khác cũng không thoát khỏi vòng vây của luật pháp.
Từ đầu năm 2014 đến trước thời điểm Trung Quốc công bố khai trừ khỏi đảng, điều tra Chu Vĩnh Khang với nhiều tội danh, dư luận Trung Quốc rộ lên sự nghi ngờ rằng liệu ông Chu có bị điều tra, bao giờ thông tin này sẽ được công bố. Một bộ phận dân Trung Quốc đã tin rằng nếu ông Chu “hạ cánh an toàn” thì Chủ tịch Tập Cận Bình “đã không đấu lại được lại với “con Hổ Chu”. Sở dĩ có góc nhìn đó bởi gần đây với việc Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sẽ quyết tâm chiến đấu với tham nhũng khiến trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc có những xáo trộn.
Theo Nhà báo Trung Quốc Trần Tín, việc điều tra Chu Vĩnh Khang thể hiện nhiều mục đích, trong đó có mục đích mong muốn tăng cường cải cách. Chủ tịch Tập thông qua việc thành lập các Tiểu Ủy ban và kiêm nhiệm Chủ tịch một số Ủy ban, tập trung vào lĩnh vực Đảng, hành chính, quân đội, kinh tế và an ninh thể hiện quyết tâm cao độ trong vấn đề này.
Trong Kế hoạch cải cách toàn diện được thông qua tại Hội nghị lần 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa 18 cũng đã ghi rõ: Mục tiêu 100 năm lần 2 sẽ không thực hiện được nếu không thực sự tiến hành cải cách. Tuy nhiên, việc cải cách không phải là chuyện dễ dàng, bởi nhiều năm nay kế hoạch cải cách bị kéo dài bởi nạn tham nhũng. Do vậy muốn tập trung cải cách phải tích cực loại bỏ tham nhũng.
Thiết lập ban lãnh đạo không tham nhũng
Trên thực tế, việc điều tra Chu Vĩnh Khang lúc đầu dự định sẽ được công bố tại Hội nghị Trung ương 4 Đảng cộng sản Trung Quốc khóa 18 họp vào tháng 10, nhưng Trung Quốc đã công bố quyết định sớm vào 29/7 và đến 6/12 Ủy ban kỷ luật Trung Quốc ra quyết định khai trừ khỏi đảng, cáo buộc và điều tra đối với nhiều tội danh. Điều này vượt quá mức dự tưởng của nhiều người.
Dư luận dân chúng Trung Quốc hoan nghênh sự quyết đoán của ông Tập Cận Bình.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương 4 khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ảnh News.cn)
Một câu hỏi lớn nữa được đặt ra không những trong dư luận Trung Quốc mà cả dư luận quốc tế đó là sau ông Chu liệu có nhân vật nào bị điều tra nữa không? Đây không chỉ là sự quan tâm thông thường mà là cả “giấc mơ” của người dân về sự công bằng của cán cân công lý đối với những hành vi tham nhũng làm nghèo đất nước.
Theo hãng tin Nhật Bản thì mục đích của vụ án Chu Vĩnh Khang không đơn thuần chỉ phá vỡ “luật bất thành văn” là “không xử phạt Ủy viên thường vụ Bộ chính trị” mà còn tạo ra uy lực trong việc xử lý những vụ án lớn đặc biệt là những vụ án liên quan tới tham nhũng. Nói cách khác Chủ tịch Tập đang nỗ lực cấu trúc ban lãnh đạo không tham nhũng.
Nhưng dư luận cũng lo ngại rằng với sự mạnh tay của Chủ tịch Tập có thể sẽ phá vỡ sự cân bằng của chính trị-xã hội.
Thể chế chống tham nhũng mới
So sánh với vụ án Bạc Hy Lai cũng có điểm khác nhau. Vụ án xử lý Chu sẽ chuyển sang xử lý tại Tòa án. Trong Đảng cộng sản Trung Quốc có câu: Chức vụ cao, công lao lớn như thế nào, nếu vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật cũng sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.
Vấn đề là ở chỗ với chủ đề “Trị quốc dựa trên luật pháp”, Hội nghị trung ương 4 vừa qua sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với việc chống tham nhũng, làm thay đổi ra sao hiện trạng tham nhũng của Trung Quốc?.
Công tác phòng chống tham nhũng Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay có hai đặc thù. Thứ nhất là trong vụ án Chu Vĩnh Khang có nhiều quan chức cao cấp có quan hệ mật thiết với Chu Vĩnh Khang, thứ hai, nhiều quan chức cao cấp liên quan tới vụ án đã bị xử lý, song cũng không dám chắc ngăn chặn được sự bùng phát của tham nhũng. Mặt khác nếu chỉ dùng kỷ luật Đảng là vũ khí để chống tham nhũng thì chưa chắc đã mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, trong vụ án này việc xử lý những cán bộ liên quan đã đi được một bước dài, tuy gặp nhiều phản ứng khác nhau. Xã hội Trung Quốc có nhiều bàn luận. Đối với những người phản đối cách làm quá mạnh tay thì tỏ ra lo ngại việc điều tra ông Chu có liên quan tới mục đích chính trị, sẽ tạo ra một cuộc đấu tranh quyền lực. Những người có ý kiến khách quan hơn thì nhận định rằng nếu nhìn từ góc độ tham nhũng có chiều hướng gia tăng thì việc tăng cường biện pháp và hành động chống tham nhũng là cần thiết.
Vụ Chu Vĩnh Khang phản ánh rõ điều này bằng việc sau khi một số quan chức bị xử lý do tham nhũng, công tác phòng chống tham nhũng thực sự chuyển sang một giai đoạn mới tích cực hơn và người ta nghĩ tới sẽ cơ cấu một chế độ mới sau phòng chống tham nhũng. Để giải quyết tận gốc vấn đề thì đồng thời vừa phải thực hiện cùng lúc biện pháp và chế độ liên quan tới phòng chống tham nhũng.
0nhận xét:
Đăng nhận xét