Mata Hari, Aldrich Ames hay Klaus Funchs là những điệp viên hai mang và phản gián được nhiều người biết đến khi qua mặt được các cơ quan tình báo lâu năm như CIA hay KGB.
1. Mata Hari
Mata Hari tên thật là Margaretha Geertruida. Cô là một vũ nữ người Hà Lan, làm gián điệp hai mang cho cả Pháp và Đức trong Thế chiến I. Sự nghiệp gián điệp của Mata bắt đầu sau khi cô trở thành vũ nữ nổi tiếng với việc trình diễn những vũ điệu phương Đông kết hợp với thoát y. Margaretha cũng được biết tới như "một ả gái điếm" chuyên phục vụ các chính trị gia và quân nhân cao cấp. Chính những đặc điểm này đã giúp cô tạo nên lớp vỏ bọc phục vụ công việc.
Năm 1914, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Mata Hari làm gián điệp cho Cục Tình báo Đức với mật hiệu H.21 và nhận nhiệm vụ thu thập tin tức hoạt động quân sự của Pháp cho cơ quan này.
Tháng 8/1916, Margaretha lại nhận lời hợp tác với cơ quan tình báo Pháp với nhiệm vụ tới Brussels (Bỉ), nơi người Đức đang chiếm đóng, nhằm thu thập tin tức cho Pháp. Tuy nhiên, cảnh sát Anh đã bắt nhầm Mata khi cô đang trên đường tới Bỉ và phát hiện ra việc cô làm điệp viên cho Đức và báo với Pháp.
Cơ quan Tình báo Pháp đã triệu tập Mata trở về Paris nhưng cô lại tới Madrid, Tây Ban Nha. Tại đây, cô làm quen với hai tùy viên quân sự của Pháp và Đức và khai thác thông tin từ họ rồi thông báo tin tức cho cả hai bên.
Tháng 2/1917, quân đội Pháp bắt Mata Hari. Sau 4 tháng điều tra, Tòa án quân sự Pháp tuyên án tử hình H.21 với tội danh gián điệp của Đức và liên quan đến vụ 17 tàu chiến của liên quân bị chìm khiến một sư đoàn thiệt mạng. Ngày 15/9/1917, cô bị tử hình.
2. Vợ chồng nhà Rosenberg
Tờ Los Angeles Times ngày 29/6/1953 đăng tin sự kiện vợ chồng nhà Rosenberg qua đời. Ảnh: Ielmira
Năm 1945, Mỹ chế tạo và thử nghiệm thành công bom nguyên tử. Nhưng niềm tự hào về vị trí độc tôn của họ không được bao lâu bởi sau đó, Nga tuyên bố quá trình thử nghiệm của họ đang rất thuận lợi và đã tiến rất gần tới thành công. Mùa hè năm 1949, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phát hiện ra các bí mật của việc xây dựng bom nguyên tử đã bị đánh cắp và tuồn ra bên ngoài. Cơ quan này bắt đầu điều tra và xác định được "kẻ đáng ghét" này là vợ chồng nhà Rosenberg.
Ethel và Julius Rosenberg, cùng là con của những người nhập cư, kết hôn vào ngày 18/6/1939 tại thành phố New York. Họ có hai con trai là Micahel Allen, sinh năm 1943, và Robert Harry, sinh năm 1947. Theo kết quả điều tra của FBI, cặp vợ chồng này tham gia nhập lực lượng của Ủy ban An ninh Quốc gia Nga (KGB) và thực hiện hoạt động gián điệp từ năm 1942. Họ bị bắt năm 1950 và tới tháng 3/1951 thị bị tòa án Mỹ kết án tử hình.
Mọi cấp có thẩm quyền đều từ chối đơn xin ân xá của Ethel và Julius Rosenberg. Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower tuyên bố: "Vợ chồng Rosenberg đã tiết lộ những thông tin bí mật về nguyên tử liên quan đến quốc phòng Hoa Kỳ. Hành động này là một sự phản bội đối với toàn dân tộc và có thể sẽ là gây ra cái chết của hàng ngàn người vô tội".
Tháng 6/1953, Los Angeles Times đưa tin Ethel và Julius Rosenberg bị hành quyết trên ghế điện tại nhà tù Sing Sing.
3. Aldrich Ames
FBI bắt Ames vào năm 1993. Ảnh: NPR
Aldrich Hazen Ames, sinh năm 1941, là một cựu nhân viên, nhà phân tích phản gián của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Đồng thời, Ames cũng là gián điệp của Liên Xô và Nga. Theo New York Times, cho đến khi bị phát hiện, những thiệt hại do ông gây ra cho CIA lớn thứ hai, chỉ sau vụ phản bội của Robert Hanssen.
Ames có lẽ là vết nhơ lớn nhất trong lịch sử của cơ quan tình báo này. Điệp viên này xuất thân từ một gia đình CIA. CIA đào tạo ông trở thành đầu môi tuyển dụng người nước ngoài làm gián điệp, nhưng chính ông lại là gián điệp của KGB tại CIA. KGB đã trả cho Ams hơn 4 triệu USD, trong đó 2 triệu USD nằm trong ngân hàng của Nga, khiến ông trở thành điệp viên được trả giá cao nhất thế giới.
Năm 1994, Tòa án tối cao Mỹ kết án chung thân đối với Aldrich Hazen Ames. Ông bị giam tại nhà tù Allenwood.
4. Giacomo Casanova
Casanova là người nửa đời đầy ắp tình nhân, cuối đời sống và ra đi trong sự nghèo khổ và quên lãng tại Sec, hưởng thọ 73 tuổi. Ảnh: Wikipedia
Giacomo Girolamo Casanova, sinh năm 1725 tại Venice, Italy, nổi tiếng với cuốn tự truyện "Histoire de ma vie" (tạm dịch: Câu chuyện đời tôi). Thời trẻ, Casanova là một tay chơi khét tiếng. Trong cuốn tự truyện, ông ta đã tiết lộ "những cuộc phiêu lưu" của ông với 122 người phụ nữ.
Từ giữa năm 1774 tới năm 1782, Casanova trở thành điệp viên của Tòa án dị giáo tại Venice. Sự nghiệp của ông rất thành công. Tuy nhiên, năm 1783, ông bị trục xuất khỏi thành phố này vì tội truyền bá sự phỉ báng đối với giới quý tộc tại nơi này.
Trong suốt cuộc đời, Casanova đã trải qua các nghề như viết văn, thám hiểm, ngoại giao, luật sư, điệp viên,... Ông qua đời trong sự nghèo khổ và lãng quên tại Czech ở tuổi 73.
5. Klaus Fuchs
Emil Julius Klaus Fuchs. Ảnh: Wikipedia
Trong danh sách các điệp viên của Liên Xô, Emil Julius Klaus Fuchs, một nhà vật lý người Đức, là một trong những cái tên vô cùng nổi bật trong con mắt của nhiều quốc gia. Ông là một trong những người chịu trách nhiệm chính về việc nghiên cứu quá trình phân hạch đầu tiên và các mô hình của bom hydro.
Sau khi chạy trốn chế độ phát xít tại Đức, Fuchs tới Anh và tham gia vào dự án bom nguyên tử của nước này. Tới năm 1943, ông chuyển tới thành phố Los Alamos, Mỹ, và trở thành một phần không thể thiếu của dự án Manhattan, dự án bom nguyên tử của Mỹ.
Trong thời gian sống tại Anh, Fuchs đã bắt đầu làm gián điệp cho Liên Xô. Cho tới khi bị bắt năm 1946 và bị kết án năm 1950, ông đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho KGB. (còn nữa..)
Emil Julius Klaus Fuchs. Ảnh: Wikipedia
Trong danh sách các điệp viên của Liên Xô, Emil Julius Klaus Fuchs, một nhà vật lý người Đức, là một trong những cái tên vô cùng nổi bật trong con mắt của nhiều quốc gia. Ông là một trong những người chịu trách nhiệm chính về việc nghiên cứu quá trình phân hạch đầu tiên và các mô hình của bom hydro.
Sau khi chạy trốn chế độ phát xít tại Đức, Fuchs tới Anh và tham gia vào dự án bom nguyên tử của nước này. Tới năm 1943, ông chuyển tới thành phố Los Alamos, Mỹ, và trở thành một phần không thể thiếu của dự án Manhattan, dự án bom nguyên tử của Mỹ.
Trong thời gian sống tại Anh, Fuchs đã bắt đầu làm gián điệp cho Liên Xô. Cho tới khi bị bắt năm 1946 và bị kết án năm 1950, ông đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho KGB. (còn nữa..)
Theo: Kim Ngân / zing.vn
Xem thêm bài:
Cuộc đời sóng gió của nữ điệp viên huyền thoại
97 năm đã trôi qua từ khi nữ gián điệp huyền thoại Mata Hari qua đời trong một vụ hành quyết tại Pháp vào ngày 15/10/1917.
Mata Hari, tên thật là Margaretha Geertruida Zelle MacLeod, chào đời ngày 7/8/1876 tại Hà Lan. Bố của cô mở một tiệm bán mũ và đầu tư vào ngành dầu khí. Do vậy, từ nhỏ Margaretha học tại những ngôi trường danh giá.
Năm 1889, người bố phá sản và ông ly dị vợ. Margaretha sống với người chú.
Ở tuổi 18, Margaretha tình cờ thấy mẫu quảng cáo tìm vợ của một vị tướng giàu ở Hà Lan, ông Rudolf MacLeod. Cô gặp ông và nhanh chóng tổ chức đám cưới.
Cặp vợ chồng chuyển đến đảo Java ở Indonesia. Cuộc hôn nhân nguội lạnh nhanh chóng do chồng của Margaretha thường xuyên nhậu nhẹt và ngoại tình. Cô quyết định bỏ chồng để đến với một sĩ quan Hà Lan khác. Margaretha từng quay lại với chồng cũ, nhưng rồi họ chia tay vĩnh viễn vào năm 1903.
Margaretha bắt đầu sử dụng nghệ danh Mata Hari từ năm 1897, nghĩa là "đôi mắt của ngày" theo tiếng Malaysia. Cô chuyển đến Paris vào năm 1903, làm công việc biểu diễn cưỡi ngựa cho một rạp xiếc trước khi trở thành vũ công.
Mata tự dựng lên câu chuyện về cuộc đời cô. Theo câu chuyện ấy, cô là con gái của một công chúa Ấn Độ, sống trong một tu viện và học môn khiêu vũ truyền thống. Phong cách thời trang táo bạo cùng tính cách phóng khoáng khiến tên tuổi Mata trở nên nổi tiếng.
Căn nhà của Mata Hari tại Vincennes, ngoại ô thủ đô Paris. Khi sống tại Pháp, Mata nổi tiếng trong giới quân đội. Thậm chí người ta đồn một hoàng tử nhà Hohenzollern cũng để ý cô. Năm 1916, cơ quan phản gián Pháp tình nghi Mata hoạt động gián điệp cho Đức. Lúc này, Mata ngỏ ý muốn trở thành tình báo cho Pháp. Một thời gian sau, Pháp phát hiện một thông điệp mà chính quyền Đức gửi cho Mata. Cô bị kết án hoạt động "hai mặt" và lĩnh án tử hình.
Năm 1917, Mata ra hầu tòa vì tội làm gián điệp cho Đức. Vụ hành quyết cô diễn ra vào ngày 15/10/1917. Một nhà báo Anh miêu tả Mata lúc bước ra pháp trường ở tuổi 41 với vẻ "từ tốn, chậm rãi quỳ xuống, ngẩng cao đầu, gương mặt không hề biến sắc".
Ảnh: RIA Novosti
0nhận xét:
Đăng nhận xét